Ở Việt Nam hiện nay, chuyện người học tiếng Anh có thể học bằng cách chơi trò chơi với các bản tin quốc tế được coi là bước đột phá trong việc nâng cao thời gian tự học của học viên.

O.E là một trong những công ty dạy tiếng Anh trực tuyến hàng đầu ở châu Mỹ Latinh và tại thị trường Mỹ. Hiện đã có khoảng nửa triệu học viên đến từ hơn 40 quốc gia được coi là học thành thạo tiếng Anh như ngôn ngữ thứ 2 qua chương trình của họ. “Chúng tôi muốn sử dụng công nghệ để xé toang rào cản của người học tiếng Anh thông qua phương pháp học tập truyền thống” – Andres Moreno, người sáng lập và điều hành của O.E chia sẻ về sứ mệnh của công ty.

Chung ý tưởng, tại thị trường Nhật Bản, RareJob cũng muốn giúp thanh niên và người đi làm ở Nhật Bản sử dụng tiếng Anh tốt hơn, đồng nghĩa với nhiều cơ hội hơn trong công việc và cuộc sống.

“Nhưng ở Nhật rất khó tìm được một không gian để nói tiếng Anh, các lớp học thì đắt đỏ”, ông Gaku Nakamura, người sáng lập RareJob cho biết.

“Chúng tôi giải quyết bằng cách kết nối các giáo viên tiếng Anh rất tốt ở Philippines với người học Nhật qua Skype. Mỗi buổi học chỉ dài 25 phút và chỉ tốn 1-2 USD”.

Ở Việt Nam, nhu cầu học tiếng Anh thậm chí vượt qua việc giao tiếp thông thường. Người học còn mong có thể học tập và nghiên cứu, trang bị các kỹ năng và năng lực lãnh đạo, bằng tiếng Anh.

Topica là một trong những tổ chức hàng đầu về học trực tuyến ở Việt Nam và Đông Nam Á. Chương trình Native của họ đem lại môi trường luyện tập tiếng Anh đều đặn, với 16 ca học mỗi ngày từ 8h sáng đến 24h đêm, mỗi ca có nhiều lớp. Tuỳ vào lựa chọn của người học, mỗi lớp có thể có tối đa 6 học viên, 3 học viên hoặc chỉ 1 học viên và 1 giáo viên bản ngữ đến từ châu Âu, Úc và Mỹ.

“Người học có thể tham gia học tập tại 16 khung giờ mỗi ngày, ở bất cứ đâu, với máy tính có nối internet”, ông Nguyễn Danh Tú – Giám đốc điều hành Topica Native cho biết.

Nhưng học trực tuyến có một thách thức lớn, như ông Tú chỉ ra, là “ngồi một mình trước máy tính, khó mà duy trì được sự hứng thú học tập quá lâu”. Vậy làm sao để khắc phục?

Sử dụng Gamification để khuyến khích học tập

Các cách thức “cổ điển” mà các công ty giáo dục trực tuyến đều thực hiện là cá nhân hóa cao độ mỗi lớp học, chủ yếu là duy trì việc nhận xét và đánh giá sâu sát của giáo viên với từng học viên.

Nhưng Topica Native còn tận dụng nhiều công nghệ hơn để giữ chân và thúc đẩy người học: chia nhỏ bài học, kiểm tra đánh giá, tổ chức những trò chơi nhỏ có điểm thưởng…

Hơn hết, tính năng mang tên “Củng cố kiến thức ngay” của Native hợp tác với chương trình học tiếng Anh trực tuyến Voxy, nhà cung cấp nội dung học tập hàng đầu của Mỹ, được coi là đột phá trong việc khuyến khích, tạo cảm hứng cho người học.

“Một trong những khó khăn của doanh nghiệp vừa và nhỏ là khả năng tiếng Anh của nhân sự trong việc tiếp cận và đàm phán với các đối tác nước ngoài, cũng như cập nhật những thông tin kinh tế, tài chính thế giới để ra quyết định cho doanh nghiệp của mình”. – Bà Đặng Thiên Kim, Giám đốc Phát triển sản phẩm của Topica Native chia sẻ tại Hội nghị Làm chủ nền kinh tế số cho các Doanh nghiệp vừa và nhỏ (Harrnesing Digital Economy for SMEs) do Google và chính phủ Singapore đồng tổ chức tháng 7 vừa qua.

Anh Nguyễn Danh Quân, Giám đốc một công ty tư vấn đầu tư tại Hà Nội kể lại câu chuyện của mình: “Hơn cả chuyện học tiếng Anh đơn thuần, tôi cũng rất quan tâm tới những tin tức trên thế giới, đặc biệt là thường xuyên cần cập nhật các tin tức tài chính. Nếu kết hợp được cả hai chuyện cùng một lúc thì tất nhiên tôi sẽ có nhiều động lực học tập hơn”. Mỗi bài học bổ sung được thiết kế để học viên hoàn thành tối đa trong 10 phút, lại có thể truy cập từ điện thoại di động, cũng chính là một tiện lợi mà người bận rộn nào cũng có thể tranh thủ được, anh Quân cho biết thêm.

Điều thú vị chưa phải là đã hết. Nếu như học ngoai ngữ vốn thường được coi là nặng tính học thuật, học với tin tức quốc tế, cập nhật “real time” (theo thời gian thực) và học ngay bằng điện thoại di động đã làm cho nó trở nên thực tiễn và tiện lợi hơn, thì chơi trò chơi với chính nội dung từ những mẩu tin của CNN, Bloomberg, The New York Times hay Forbes… đã đẩy hứng thú học tập lên một mức cao hơn đáng kể.

“Xu hướng Gamification – ứng dụng các thành phần của trò chơi vào lĩnh vực đào tạo đang ngày càng phát triển và được áp dụng nhiều nơi trên thế giới”, bà Đặng Thiên Kim cho biết. “Với việc để học viên học bằng cách chơi trò chơi, thời gian tự học của tiếng Anh của học viên đã tăng đột phá lên tới 4 lần so với chương trình trước kia”.

Hãy tưởng tượng với mỗi 10 phút trên taxi, 10 phút trước giờ đi ngủ, 10 phút buổi trưa đang đợi tới giờ hẹn hay bớt chỉ 10 phút trên quỹ giờ lướt net thảnh thơi của bạn, bạn có thể vừa chơi một một ván games, vừa biết thêm tin tức mới, lại vừa có thể trau dồi tiếng Anh – chẳng phải là một việc rất đáng làm hay sao?